Địa ốc 'nhắm mắt' xả hàng né tháng cô hồn
Trước tình cảnh ảm đạm của thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang đua nhau bán tháo để thoát hàng sớm trước tháng cô hồn đang tới gần.
Trước tình cảnh ảm đạm của thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang đua nhau bán tháo để thoát hàng sớm trước tháng cô hồn đang tới gần.
Thị trường bất động sản vẫn trong tình trạng bất động mặc dù giới đầu tư và doanh nghiệp làm đủ chiêu kích cầu thị trường như bán hàng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất…, thậm chí cho vay với lãi suất 0%, rồi tặng bất động sản cho khách hàng bằng chiêu miễn giá trị tiền đất xây... nhưng xem ra chưa thấy chiêu nào có hiệu quả. Dường như chiêu càng kích thì thị trường bất động sản càng lâm vào thế “bất động” hơn.
Dù hàng loạt chính sách cho bất động sản (BĐS) đã được khai thông nhưng vẫn chưa thể lấy được lòng tin từ các khách hàng. Nhiều chủ đầu tư đang lâm vào thế khó, nếu không thoát ra được sẽ cầm chắc... phá sản.
“Tự cứu mình trước khi trời cứu. Không thể ngồi chờ ngân hàng hay Nhà nước cứu mình...” đang trở thành kim chỉ nam của các doanh nghiệp. Để thực hiện, các chủ đầu tư đã mạnh tay giải phóng lượng hàng tồn quá lớn và cuộc đua săn khách với đủ kiểu giảm giá, ưu đãi lãi suất, chiết khấu cao được đưa ra ồ ạt giữa lúc thị trường địa ốc trầm lắng.
Quá trình suy giảm kinh tế trong những năm vừa qua trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến sự bất ổn của thị trường bất động sản của thế nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự bất ổn của thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo ông Vũ Xuân Thiện, phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), có 7 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thị trường BĐS Việt Nam “đóng băng”.
Một mặt, nới lỏng tín dụng bất động sản (BĐS) kích cầu được thị trường này, giúp giải bài toán hàng tồn kho; mặt khác, nới lỏng tín dụng BĐS có thể tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu mới, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các DN khác.
Vay mua nhà – lãi suất 0%